Làm thế nào để sáng tạo nội dung chuẩn SEO

Google ngày ấy và bây giờ
Bạn có một trang web và bạn muốn website của mình có vị trí thứ hạng cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm (SERP) của Google và một trong những cách để bạn thực hiện điều này đó là làm SEO trang web của mình.
5 năm trước đây, tại Việt Nam SEO vẫn là một khái niệm xa lạ, ẩn chứa trong SEO là những bí mật thu hút sự quan tâm của rất nhiều webmaster muốn đưa trang web của mình lên vị trí cao hơn trong SERP. Qua thời gian, giờ đây SEO đã trở nên phổ biến thậm chí những người làm SEO nhiều tới mức tạo thành một “cơn sốt nhẹ” đối với các doanh nghiệp đang chuyển hướng sang mô hình kinh doanh Online. Ngày nay, người làm SEO còn được gọi với tên thật mật là SEOer.
Trong quá khứ để SEO trang web đa số các SEOer đều tập trung vào việc xây dựng liên kết (một hình thức quảng bá nội dung trang web của mình lên các forum, blog, website), đây được coi là một trong những kỹ thuật rất quan trọng của quá trình Ranking trang web. Tuy nhiên cũng chính vì tập trung quá nhiều vào việc xây dựng liên kết để chạy đua thứ hạng trên Google nên các SEOer đã áp dụng rất nhiều thủ thuật SEO (như sử dụng phần mềm đăng tin quá đà, mua bán textlink ồ ạt…) điều này đã can thiệp quá sâu vào quy trình xếp hạng trang web của Google và vì thế Google đã tiến hành cập nhật thuật toán Penguin để phạt các trang web xây dựng liên kết quá đà (chỉ tập trung vào việc xây dựng liên kết mà bỏ qua các tiêu chí khác).
Khi Penguin (hình phạt các website xây dựng liên kết quá đà) ra đời, hàng loạt các trang web của Việt Nam và thế giới bị Google phạt (nhẹ thì rớt TOP, nặng thì mất luôn thứ hạng khỏi TOP100 của SERP), phần lớn các SEOer bắt đầu thay đổi phương pháp SEO…họ tập trung vào việc xây dựng nội dung trang web, tập trung tối ưu trang web thân thiện với với người dùng nhiều hơn so với việc xây dựng liên kết trước đây. Và cụ thể trong 2 năm vừa qua, hầu hết trên các forum, blog về SEO đều tràn ngập các thông tin về việc phương pháp SEO bằng nội dung đang trở thành xu hướng của kỹ thuật SEO hiện đại.
thuật toán Penguin

Tại sao nội dung lại trở nên quan trọng đối với quá trình SEO trang web?

Google luôn muốn đem lại những kết quả tốt nhất cho người dùng khi họ tìm kiếm một thông tin bất kỳ. Chính vì thế nếu như trang web của bạn không cung cấp đủ thông tin cho người dùng khi họ truy cập trang web của bạn thì họ sẽ vào trang web khác để tìm kiếm thông tin. Qua thời gian tỉ lệ bỏ trang (Bounce Rate) tăng cao và độ uy tín của trang web (Trust Rank) bạn cũng tụt giảm và tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc duy trì thứ hạng trang web của bạn.
Để giải quyết vấn đề này, các SEOer đã dành sự quan tâm nhiều hơn cho việc biên tập và phát triển nội dung trang web. Các website làm SEO được cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn, và chắc chắn Google rất thích điều này.
Không chỉ Google thích các trang web có nhiều thông tin, ngay cả người dùng cũng sẽ cảm thấy tốt hơn khi các website họ truy cập chứa nhiều thông tin bổ ích và cần thiết cho những truy vấn tìm kiếm của họ. Và với xu hướng SEO dựa vào nội dung chất lượng cũng góp một phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng nội dung trên Internet ngày càng tốt hơn và chứa nhiều thông tin thiết thực hơn.
Không những quan trọng đối với quá trình SEO, nội dung còn có khả năng tạo dựng sự nhận biết về thương hiệu, thúc đẩy sự gắn kết các khách hàng mục tiêu thậm chí còn có thể khởi tạo, duy trì và phát triển đơn hàng tiềm năng. Nếu có thể truyền tải nội dung một cách phù hợp, đúng thời điểm, một nội dung hữu ích có thể gia tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp. Những điều này sẽ giúp trang web thiết lập và truyền tải hình ảnh công ty rõ ràng hơn và có thể giúp công ty như là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành trong tâm trí khách hàng.
content is king

Viết nhiều bài liệu có giúp trang web lên TOP?

Xu hướng SEO bằng nội dung ngày càng được mọi người quan tâm nhiều hơn, mỗi ngày các SEOer hay những người biên tập nội dung đều cố gắng tạo ra thật nhiều bài viết liên quan tới từ khóa cần SEO. Tuy nhiên liệu việc post quá nhiều bài viết có thực sự giúp website được tăng hạng trên Google?
Theo Ông Nguyễn Đức Sơn hiện là Giám đốc chiến lược thương hiệu cho Ric-hard Moore Associates– một công ty tư vấn thương hiệu hàng đầu của Mỹ, ông Đức Sơn có chia sẻ trên Facebook cá nhân:
    “Một bài viết khó có thể hay nếu thiếu 1 ý tưởng sáng tạo dẫn dắt. Ý tưởng sáng tạo chính là King Of Copywriting”,
Việc các SEOer tập trung quá nhiều vào số lượng bài viết mà “bỏ quên” chất lượng của nội dung mình cung cấp hàng ngày thật sự không có ý nghĩa nhiều trong quá trình SEO trang web. Bạn cần sáng tạo thêm những nội dung hay và độc đáo.
Trên một status gần đây Ông Nguyễn Đức Sơn có chia sẻ một điều rất đơn giản để hiểu về cách để tạo ra sự khác biệt.
Và đôi khi sự sáng tạo và khác biệt lại đơn giản chỉ là: “Người ta đua nhau chụp với Sen. Bạn nên chụp với Súng. Vừa không làm mất sự tinh khiết của Sen, vừa khác biệt.
Thiên hạ thích giật tít “lần đầu làm chuyện ấy”. Bạn chỉ cần nói “làm chuyện ấy thường xuyên”.
Bà con ta cứ hở ra là “đắng lòng”. Bạn đừng mời món nội tạng này nữa, nuốt không dô.
Để khác biệt, nên làm khác đi. Để khác biệt thậm chí nhiều khi chẳng cần làm gì cả.”,
Nói như vậy không có nghĩa là viết nhiều nội dung thì không tốt. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây đó là các bạn cần sáng tạo nội dung chất lượng bằng việc đa dạng hóa cho các nội dung của mình.

Vậy làm thế nào để sáng tạo một nội dung độc đáo, chất lượng?

Sáng tạo nội dung nói thì dễ nhưng làm được mới khó, để có thể sáng tạo được nội dung chất lượng có khả năng dẫn dắt người đọc (khách hàng) không phải ai cũng làm được. Mỗi ngày có hàng triệu tin tức được đẩy lên mạng Internet và thật khó để chúng ta có thể tạo ra nội dung chất lượng và độc đáo. Trong phạm vi liên quan tới việc sáng tạo nội dung chuẩn SEO, tôi xin chia sẻ với các bạn một số cách giúp bạn có thể có thêm ý tưởng để sáng tạo nội dung độc đáo như sau:
Nội dung của bạn không chỉ chứa đựng sự hấp dẫn mà cần có cả khả năng tối ưu hóa chuyển đổi hành vi của khách hàng
Chuyển đổi ở đây được coi là những tương tác của khách hàng khi truy cập vào bài viết trên trang của bạn, các tương tác này có thể là những click vào các tin tức, sản phẩm liên quan hoặc nhập thông tin liên hệ, thực hiện hành vi đăng ký, mua hàng… Để có thể thực hiện điều này bạn cần tạo ra những nội dung tạo sự kích thích hành động, có thông điệp ngắn gọn xúc tích và chỉ rõ cho khách hàng thấy họ sẽ được gì sau khi thực hiện tương tác đó.

Nội dung cần được tối ưu theo các tiêu chí cơ bản của Google

Đây là tập hợp những kỹ thuật trình bày nội dung hợp lý, giúp cho người dùng cảm thấy dễ đọc, cảm thấy thoải mái khi xem chi tiết nội dung, điều này sẽ giúp người đọc ở lại trên site bạn lâu hơn. Và tất nhiên nếu làm tốt điều này bạn sẽ dễ dàng thu hút những lưu lượng truy cập từ các khách hàng mục tiêu khi họ tìm kiếm các thông tin liên quan tới sản phẩm của bạn trên Google.

Nội dung cần thể hiện sự hiểu biết của bạn đối với khách hàng

Khách hàng của bạn là ai, họ quan tâm tới điều gì? Bạn cần thể hiện rõ kinh nghiệm, kiến thức của mình thông qua các thông điệp giúp khách hàng giải đáp các câu hỏi và những băn khoăn khi họ đang ngập trong hàng trăm tin tức khác. Nếu làm tốt bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng và tất nhiên điều này sẽ giúp họ tin tưởng bạn hơn.

Nội dung cần có khả năng lan truyền

Nội dung của bạn sẽ thật sự chất lượng nếu nó được lan tỏa rộng khắp và để nội dung có thể lan truyền bạn cần viết những nội dung:
  • Có khả năng tạo ra nhiều giá trị cho xã hội
  • Nội dung chứa nhiều thông điệp cảm xúc
  • Nội dung có sự liên tưởng tới sự kiện HOT đang diễn ra trong thực tế
  • Và quan trọng nhất là mỗi nội dung cần chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn. Để có thể biết cách tạo ra các câu chuyện hấp dẫn các bạn có thể theo dõi các bài viết của Mr.PhạmVũ Tùng, Mr.Lê Quốc Vinh, Mr.Nguyễn Thanh Sơn, Mr.Nguyễn Ngọc Long Blackmoon, Mr.Lê Quang Vũ

Thực hiện các thủ thuật tổng hợp, biên tập nội dung bài viết có sẵn trên mạng

Đơn giản nhất bạn có thể phỏng vấn các chuyên gia (những người có ảnh hưởng) trong ngành một số câu hỏi và tổng hợp các ý kiến của họ để viết thành một nội dung hữu ích cho độc giả. Ngoài ra bạn có thể viết các nội dung tổng hợp theo hình thức đánh giá sản phẩm, liệt kê và so sánh các sản phẩm, dịch vụ từ nhiều bên và tổng hợp lại trong nội dung bài viết của mình.

Bạn cần đa dạng hóa nội dung của mình dưới nhiều hình thức

Đa dạng ở đây không có nghĩa là phải viết nhiều mà đơn giản chỉ là thêm gia vị cho các nội dung của mình được phong phú hơn như xuất bản nội dung dưới các định dạng khác nhau như: Video, Infographic, Mp3…
Trên đây là một số cách tôi thường sử dụng để có thể sáng tạo nội dung cho website của mình. Tôi tin rằng nếu làm tốt một trong số các ý trên cũng giúp nội dung của bạn trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn so với đối thủ của mình. Tôi mong muốn các bạn hãy tập trung vào chất lượng thay vì tập trung vào số lượng nội dung bạn có để có thể tạo thêm những nội dung hữu ích cho website của bạn nói riêng và cho cộng đồng Internet nói chung.
Sáng tạo thường không có khuôn mẫu, chính vì thế mỗi website đòi hỏi sự sáng tạo riêng biệt. Bởi mỗi trang web lại chứa đựng những thông tin khác nhau, phong cách trình bày nội dung khác nhau. Bạn đang sử dụng website bán hàng, tin tức, hay chỉ đơn giản là website giới thiệu công ty? Vui lòng chia sẻ băn khoăn của bạn qua các comment. Hẹn gặp lại các bạn trong serial bài viết với chủ đề nội dung chuẩn SEO riêng biệt cho từng loại hình website.
Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ !

5 tiêu chí xây dựng 1 landing page hoàn hảo

Xây dựng landing page là một trong những phần vô cùng quan trọng của làm SEO. Một landing page đảm bảo đủ các kỹ thuật SEO và thông tin cho khách hàng sẽ giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi và đẩy TOP nhanh cho các từ khóa.

Những tiêu chí xây dựng landing page hoàn hảo

 Một vài tiêu chí cơ bản dưới đây sẽ giúp việc xây dựng được những landing page hoàn chỉnh đầy đủ thông tin không còn quá khó đối với các bạn làm SEO.

1. Nhóm từ khóa

Bộ từ khóa bạn xây dựng có hàng trăm hàng nghìn từ, nhưng không phải bạn nào khi làm seo cũng biết cách nhóm từ khóa cho hợp lý.
  • Các từ khóa cùng chủ đề
  • Các từ khóa mở rộng 
  • Các từ khóa cùng nghĩa
  • Các từ khóa cùng nhóm dịch vụ
Ví dụ 
  • Kem tắm trắng
  • Kem tắm trắng cao cấp
  • kem tắm trắng an toàn
  • Kem tắm trắng tại nhà
  • kem tắm trắng cao cấp tại nhà
  • ….
Sau khi nhóm các từ trên, bạn có thể SEO các nhóm từ trên cùng 1 landing page như ví dụ
 

 2. Xác định được mục đích, nội dung của landing page


Xác định được nội dung bạn muốn hướng tới khách hàng với mục đích gì? Giới thiệu, dịch vụ hay bán sản phẩm.
Khi đã xác định được mục tiêu cho landing page, bạn cần hướng nội dung cho landing page như sau:
Cung cấp những nội dung mà khách hàng cần
Ví dụ:
1 Landing page chuyên cho trang sản phẩm: Cần có đầy đủ thông tin của sản phẩm, dịch vụ, thời gian khuyến mãi, số lượng và đặc biệt là giá cả (nếu có)

 3. Xây dựng một bộ từ khóa phụ xung quanh landing page chính

Theo tỉ lệ được rút ra: 
1 từ khóa chính cần 10 bài bổ trợ
Ví dụ: Từ khóa "kem tắm trắng toàn thân" với landing page là: www.kemlamtrang.vn/danh-muc/kem-tam-trang-toan-than
Landing page này cần có rất nhiều các từ khóa phụ bổ trợ như:
  • Cách sử dụng kem tắm trắng toàn thân
  • Kem tắm trắng toàn thân cho da mụn
  • Kem tắm trắng toàn thân không gây bắt nắng….
Những từ khóa phụ này sẽ được triển khai thành các bài tin tức có internal link trong bài về landing page chính.

4. Các tiêu chí onpage landing page

  • Tiêu chí giật Title: Viết 1 cái title hấp dẫn là điều đầu tiên và quan trọng gần nhất để giúp người đọc tò mò, kích thích đưa chuột click vào website của bạn
  •  Onpage trong bài
1 số những mẹo dùng đẩy Top bài viết của bạn nhanh hơn:
  1. Để từ khóa xuất hiện trong 150 kí tự đầu tiên
  2. Từ khóa xuất hiện trong thẻ H1, H2, thẻ alt của ảnh
  3. Tỉ lệ density của bài viết từ 3- 5%
  4. Nội dung 
  5. Cung cấp những nội dung THỂ HIỆN RÕ RÀNG, mạnh mẽ về điểm mạnh của sản phẩm, dịch vụ
  6. Những tiêu chí viết nội dung thu hút mình sẽ share sau nhá Biểu tượng cảm xúc heart
  7. Điểm nhấn lợi ích, ưu điểm kích thích người đọc mua sản phẩm hoặc dùng dịch vụ
  8.  Mẹo nhỏ kích thích níu người đọc trên trang lâu hơn
  9. Thêm hình ảnh thu hút
  10. Thêm video vào bài viết để níu chân người đọc và định hình rõ nét về sản phẩm hay dịch vụ của bạn
5. Điều cuối cùng sau khi thực hiện những điều trên, bạn cần Viral thông tin, kích thích ng đọc biết tới bài viết của bạn.

Hướng dẫn quy trình viết bài chuẩn SEO

Quy trình viết bài chuẩn SEO gồm 6 bước như bài kỳ trước. Từng bước viết bài chuẩn SEO dưới đây vietmoz.net sẽ hướng dẫn bạn phương pháp làm SEO hiệu quả với xu hướng mới nhất hiện nay.

Các bước viết bài chuẩn SEO

1.  Nghiên cứu từ khóa và lựa chọn cấu trúc chủ đề
Lên bộ từ khóa xác định các key chính và chủ đề chính của bài viết. Tuy nhiên mng thường không lên được bộ từ khóa đầy đủ và chi tiết. Quy trình viết bài chuẩn seo cần xác định được nhóm nội dung, ghép từ khóa và chủ đề viết. Chính vì vậy sẽ dẫn đến những khó khăn khi lựa chọn từ khóa, phân bổ từ khóa trong bài viết.
Xem thêm:
Lưu ý:
  • Khi xây dựng bộ từ khóa, ta không chỉ tìm Key chính, Key phụ, Search, Vị trí SEO, mà còn phải Nhóm nội dung, xác định Chủ đề viết và tính số lượng bài. Những chủ đề được xác định dựa vào Từ khóa cần seo cho bài đó và sản phẩm dịch vụ của mọi người, thậm chí tham khảo cả đối thủ xem họ viết gì về key đó. Trong 1 bài viết có thể seo một key hoặc một nhóm key. Ta sẽ dựa vào lượt search để xác định độ ưu tiên khi tối ưu vị trí và mật độ từ khóa trong bài.
  • Ngoài ra, từ các nhóm nội dung đó, mng cũng có thể đưa ra nhiều chủ đề viết bài khác để bổ trợ thêm cho từ khóa cần seo.

2. Tổng hợp thông tin

Đầu tiên, quy trình viết bài chuẩn seo không thể thiếu bước cách tổng hợp thông tin đơn giản và phổ biến nhất đó chính là lấy từ đối thủ. Hãy search từ khóa đang cần tối ưu cho bài viết đó, chọn lấy 3-5 web đứng đầu hoặc trong trang 1 nhưng có nội dung tốt, đọc lướt qua để lấy các ý chính trong bài của họ.
Từ những “gạch đầu dòng” đó, ta sẽ sắp xếp và lựa chọn lại thêm 1 lần nữa để dựng lên khung sườn bài viết. Thời gian thực hiện 2 bước này chỉ nên ở khoảng 5-10 phút/bài.
Quy trình lên khung bài viết chuẩn SEO
  • Mỗi gạch đầu dòng bạn nên copy thêm các thông tin mô tả, bổ trợ cho nó để khi viết bài ta biết nên đi theo hướng nào. Có thể lấy luôn từ site đối thủ hoặc phát triển thêm thông tin từ các site khác như ở báo, tin tức và đặc biệt là Wikipedia. Mình thường dùng Wikipedia để lấy thêm thông tin cho các sự vật, hiện tượng sử dụng trong bài viết, có rất nhiều ý hay và chuyên sâu từ đây.
  • Khung bài viết nên xây dựng theo tiêu chí: 5W1H. 5W1H chính là viết tắt của các từ: What – Whe-re – When – Why – Who – How. Có nghĩa là trước khi viết bài chuẩn SEO bạn cần xác định được mình đang viết về cái gì, nó được dùng ở đâu, dùng khi nào, tại sao cần dùng nó, ai là người nên dùng và cách dùng như thế nào. Bám theo khung câu hỏi đó để lựa chọn thông tin và ý chính cho bài viết.
  • Tuy chỉ làm trong 5-10 phút/bài, nhưng bạn không nên coi thường phần này. Quy trình khi không lên được khung nội dung cho bài viết thì sẽ thường gặp các lỗi như trùng ý, viết được nửa bài xong không biết viết gì tiếp, và nhất là tốc độ viết khó có thể cải thiện. Mỗi ngày, trước khi viết các bạn dành ra khoảng 1 tiếng đầu giờ để lên khung nội dung cho tất cả các bài định viết trong ngày hôm đó, chắc chắn sẽ tăng hiệu quả hơn rất nhiều.

3. Viết bài với nội dung của hàng nghìn sản phẩm

Với những web có hàng nghìn sản phẩm thì chúng ta sẽ lên khung nội dung và triển khai viết ra sao? Sau đây vietmoz.net xin chia sẻ kinh nghiệm tổ chức nội dung cho các website như trên và một vài lưu ý để tránh tình trạng trùng lặp nội dung.

Cách tổ chức nội dung viết bài chuẩn SEO

Lời khuyên đầu tiên, với những site bán hàng kiểu nhiều sản phẩm bạn nên seo theo chuyên mục chính, không nên tập trung nhiều quá vào từng sản phẩm. Tối ưu 1 bài chuẩn SEO cho chuyên mục chính (silo 5), sau đó cập nhật sản phẩm. Tiếp theo, đi viết bài cho các sản phẩm con theo hướng tổ chức nội dung sau đây.
Ví dụ: 
Siêu thị tổng hợp với trên 10.000 sản phẩm. Đặc thù của những website như này là có rất nhiều sản phẩm và các mặt hàng thường xuyên thay đổi. Chính vì vậy bạn không nên tập trung đầu tư vào viết nội dung cho từng sản phẩm. Hãy dùng các thông tin của nhà cung cấp và viết thêm mô tả ngắn khoảng 50-100 từ. Điểm tạo nên sự khác biệt giữa nội dung của các sản phẩm cùng loại trên site đó là: Tin khuyến mãi, chính sách bán hàng, lấy thông tin, chủ đề…
Ví dụ:
Đối với website vài trăm đến vài nghìn sản phẩm (điện máy, Shop thời trang,..). Đầu tiên bạn cần phân loại sản phẩm theo các chủng loại chuyên biệt, ví dụ như:
  • Site điện máy sẽ có: tủ lạnh, điều hòa, máy giặt
  • Site thời trang sẽ có: quần, áo, váy, giày dép, phụ kiện…

Tiếp theo, hãy xây dựng khung nội dung cho từng loại sản phẩm trên website. Áp dụng theo hướng dẫn ở phần 3. Tuy nhiên với các bài sản phẩm như này cần tìm nhiều ý nhỏ hơn để dễ dàng trong việc triển khai viết bài.
5. Cách triển khai viết nội dung chuẩn SEO
Có được khung sản phẩm như ví dụ trên các bạn có thể tiến hành viết bài. Các bạn có thể thấy trong mỗi ý chính lại có rất nhiều ý nhỏ. Lời khuyên giúp tránh tình trạng trùng lặp nội dung đó là: trong mỗi ý chính chỉ viết sâu (khoảng 4-5 dòng) cho 1-2 ý nhỏ, những ý nhỏ còn lại ta sẽ viết dạng liệt kê hoặc giới thiệu qua.
  • Bài sản phẩm 1: trong mỗi ý chính chỉ viết sâu cho ý nhỏ số 1, sau đó liệt kê qua những ý nhỏ còn lại.
  • Bài sản phẩm 2: mỗi ý chính viết sâu cho ý nhỏ số 2
  • Bài sp3: mỗi ý chính viết sâu cho ý nhỏ số 3
  •  …
Cứ lần lượt như vậy, bài nào cũng sẽ có đầy đủ ý cần truyền đạt tới khách hàng nhưng không hề trùng lặp. Với mỗi loại sản phẩm thường có khoảng 100-200 sản phẩm, các bạn thực hiện theo cách trên thì mỗi ý nhỏ chỉ cần viết sâu một vài lần, rất đơn giản.
Một số lưu ý khi viết bài cho trang nhiều sản phẩm
  • Với một sản phẩm cụ thể, chỉ khác nhau về các thuộc tính như kích cỡ, màu sắc…thì không nên viết thành nhiều bài khác nhau. Bạn hãy sử dụng các bộ lọc cho những sản phẩm này để tránh viết nhiều bài và trùng lặp nội dung.
  • Có thể sử dụng thêm tính năng comment để tạo nội dung thụ động cho bài viết. Với cách này bạn sẽ có nhiều hướng phát triển nội dung hơn.
  • Hãy kết sử dụng thêm các nội dung dạng tin tức, tư vấn…vào bài sản phẩm cũng giúp bạn có nhiều “đất diễn” nội dung hơn và biết đâu đó cũng là kiến thức có giá trị với khách hàng.

5. Giật title câu view
Trước đây mình có đọc được 1 câu: “Tôi chưa biết bài viết của anh hấp dẫn như thế nào, nhưng nhìn vào tựa đề tôi sẽ chọn đọc nó hay không”. Chỉ với câu nói này đủ để cho ta thấy tầm quan trọng của việc đặt tiêu đề bài viết khi làm SEO.
6.  Kiểm tra 
Anh chị và các bạn hãy dựa vào danh sách các lỗi thường gặp khi viết bài dưới đây để kiểm tra lại.
Các lỗi thường gặp:
  • Lỗi chính tả: Dấu chấm, phẩy, chữ…
  • Diễn tả nhiều ý trong 1 câu: Nên nhớ 1 câu chỉ diễn tả đúng 1 ý, không nối ý tràn nan đại hải, hãy tách thành các câu khác nhau.
  • Không đọc lại: Viết xong cần đọc lại bài, đọc thành tiếng -> lỗi diễn đạt, câu cú -> chỉnh cho trau chuốt.
  • Dùng văn nói: Không sử dụng văn nói trong bài viết.
  • Trùng ý ngay trong 1 bài viết: Không để trùng các ý trong bài, nội dung thống nhất, mạch lạc. (Thường gặp do k lên cấu trúc bài viết)
  • Từ khóa không cần nhồi nhét, cứ viết tự nhiên, đoạn đầu 1 từ, giữa 2,3 từ, cuối 1 từ. Thêm vào các thẻ H nữa là ok, sau khi đăng check density rồi sửa tiếp.
  • Format bài viết đẹp mắt, đơn giản không cần cầu kỳ, hoa lá cành.
  • Nội dung xa rời chủ đề: Nội dung bên trong bài viết cần bám sát tiêu đề, bám sát thông điệp chính của bài.
  • Ảnh không liên quan: Vị trí đặt ảnh rất quan trọng, vừa giúp format bài viết đẹp hơn, vừa mô tả cho nội dung thêm sinh động. Nên hãy để ý hơn đến vị trí và ý nghĩa của hình ảnh bạn sử dụng.
….
Trên đây là các bước viết bài chuẩn SEO theo quy trình viết bài chuẩn SEO. Chúc các bạn hoàn thiện được bài viết của mình.

Quy trình nghiên cứu từ khóa

Quy trình nghiên cứu từ khóa

Làm thế nào để nghiên cứu từ khóa? là nội dung chính trong audio này của VietMoz. Với mục đích chính sẽ giúp bạn có được bộ từ khóa gần như hoàn chỉnh nhất phục vụ cho quá trình ranking từ khóa cho các dự án của mình.


Tại sao cần nghiên cứu từ khóa

  • Không SEO những từ khóa vô nghĩa.
  • Xác định từ khóa chính, từ khóa phụ để từ đó dễ dàng xây dựng CẤU TRÚC WEBSITE.
  • Biết khách hàng đang quan tâm gì
  • Đánh giá độ chuyển đổi của từ khóa có tốt không để từ đó quyết định đầu tư như thế nào để có kết quả tốt nhất.
  • Tăng lượng traffic tới website, tăng lượng khách hàng.
  • Xây dựng, phát triển nội dung của website một cách dễ dàng hơn
  •  
Nghiên cứu từ khóa chuẩn giúp bạn đạt được mục tiêu SEO nhanh hơn

Cách nghiên cứu từ khóa

Để nghiên cứu từ khóa thì chúng ta có rất nhiều cách cũng như các công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu từ khóa. (Bạn có thể theo dõi các bài hướng dẫn khác trên VietMoz).

Nghiên cứu từ khóa không sử dụng công cụ hỗ trợ

  • Hỏi ý kiến của khách hàng, bạn bè, người thân
  • Dựa theo kinh nghiệm, hiểu biết của mình về các lĩnh vực của mình cần SEO để đưa ra các keyword phù hợp.
  • Dựa vào sản phẩm, dịch vụ của mình đang cung cấp. Bởi thông thường các sản phẩm và dịch vụ mình cung cấp cũng chính là những keyword mà khách hàng đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm dịch vụ của chúng ta
  • Dựa vào đối thủ cạnh tranh. Tìm hiểu xem đối thủ đang SEO từ gì và chúng ta cũng có thể SEO chính từ đấy

Nghiên cứu từ khóa sử dụng các công cụ, phần mềm…

  • Nghiên cứu từ khóa bằng: Google Suggest (Đôi khi còn được nhắc tới với cái tên Google Search Box)
  • Sử dụng bộ công cụ của Google Adoword như là Google Keywords Planner hay phần thứ nguyên trong Google Adword cũng sẽ giúp bạn tìm kiếm những từ khóa mà khách hàng đã search và truy cập vào website của bạn.
  • Phần mềm như phần mềm Việt ikeywords reseach của bạn Bình Nguyễn, hay phần mềm nước ngoài khác như Keywords Extreme…
  • Một số website cũng giúp bạn nghiên cứu từ khóa như là Alexa, Ahref, Uber Suggest…
  • Addon (Tiện ích) hỗ trợ đắc lực nhất là SEOquake…
nghiên-cứu-từ-khóa

Quy trình nghiên cứu từ khóa của VietMoz

Trong phần cuối này là được trích 1 phần trong khóa học SEO tiêu chuẩn của VietMoz, hi vọng rằng bạn sẽ có thêm những gợi ý trong việc nghiên cứu từ khóa
  • Tự tìm hiểu thông tin dựa vào kinh nghiệm của bản thân.
  • Gọi điện cho khách hàng để tham khảo ý kiến
  • Nghiên cứu đối thủ để tìm ra các keywords đối thủ đã và đang SEO
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ để nghiên cứu lưu lượng truy vấn của từng keywords
  • Tổng hợp toàn bộ từ khóa đã tìm được để tạo thành từng nhóm Keywords và sau đó xây dựng bộ kế hoạch SEO.
Như vậy là bạn đã biết cách để nghiên cứu từ khóa, hi vọng rằng bạn sẽ để lại những comment cũng như những góp ý để bài hướng dẫn này được đầy đủ và hấp dẫn hơn nữa.
Hẹn gặp lại các bạn trong những tutorial tiếp theo.

6 cách giúp bài viết của bạn có nhiều tương tác hơn


Đã bao giờ bạn tự hỏi mình tại sao các bài đăng của bạn không thực sự khiến người dùng thích thú. Mặc dù có thể dó là những bài hướng dẫn khá chi tiết, những lời khuyên khá hữu ích, nhưng lại không đạt được lượng tương tác như bạn kỳ vọng?
Liệu nguyên nhân có phải là do khả năng viết của bạn còn chưa được tốt, do bạn không tiếp cận được với đúng đối tượng hay do người dùng của bạn quá lười hoặc chỉ quen ăn không? Câu trả lời cho hiện trạng này đôi khi lại không giống như bạn đang nghĩ.
Chìa khóa để giải quyết cho tình trạng kém tương tác này của bài viết có thể nằm ở 6 điều sau đây:

1 – Bạn viết rất hay, nhưng người đọc không hiểu

nguoi-doc-khong-hieu
Đây là tình trạng khá phổ biến của tất cả các bài viết hướng dẫn hiện nay. Quá nhiều kiến thức có thể khiến người dùng không kịp tiếp thu. Hơn nữa, không phải ai cũng có thể hiểu ngay được những gì họ nhận được.
Giống như việc bạn đang dạy học, và học sinh là những người đọc. Bạn không thể ném cho họ một mớ lỹ thuyết suông và để cho họ tự ngẫm.
Đôi khi, các ví dụ giải thích sẽ là một cách tốt giúp cho họ:
  • hiểu rõ hơn về những điều bạn đang hướng dẫn
  • giãn cách các lý thuyết để người đọc có thời gian “ngấm” những điều bạn vừa truyền đạt
Một lưu ý về cách trình bày khi bạn dùng ví dụ, đó là hãy tách riêng đoạn lý thuyết và đoạn ví dụ, để cho lý thuyết của bạn ngắn gọn, súc tích nhất.

2 – Lạm dụng text

Text – văn bản là cách dễ nhất mà bạn có thể biết để truyền đạt ý nghĩ của mình đến với người đọc. Tuy nhiên, nó lại không phải là cách hiệu quả nhất. Sẽ có một số thứ bạn khó có thể dễ dàng truyền tải bằng text. Ví dụ như “yêu là gì?”.
Trong khi đó, việc lạm dụng text – sử dụng quá nhiều văn bản trên trang lại có thể gây tác động đến trải nghiệm người dùng. Trước một bài viết toàn chữ, người đọc khó có thể thấy hấp dẫn và tiếp tục việc đọc.
Là một người đọc, chắc chắn bạn đã có thể thấy điều này mỗi khi đọc các giáo trình dài toàn chữ, hay các bài hướng dẫn dài toàn chữ:
bai viet toan chu
Thay vì cố gắng diễn đạt một cách lan man, hãy thử trình bày bài viết theo hướng trực quan hơn, với nhiều hình ảnh minh họa để người đọc có thể hiều được những gì bạn muốn nói. Nếu có thể hãy sử dụng video thay cho text trong bài viết hướng dẫn làm gì đó (như hướng dẫn tạo sitemap, tạo breadcrumb,…).

3 – Các bài viết chỉ đơn thuần là “What to do”

Đây là một lời khuyên chân thành tôi dành đến tất cả các bạn, những người còn đang viết bài theo chiều hướng “What to do?” – “Phải làm gì?“. Bạn đang chỉ ra cho người đọc thấy được những gì họ cần làm để đạt được mục đích. Điều này đúng nhưng không phù hợp. Rất nhiều người trong tập khách hàng của bạn sẽ không thể biến những gì bạn hướng dẫn thành hiện thực, bởi họ không đủ kiến thức, kỹ năng hoặc hướng dẫn để làm.
Chính vì vậy, nếu chỉ đưa ra “What”, những kiến thức của bạn chia sẻ sẽ có nguy cơ trở thành vô ích. Đó là lý do tại sao How luôn quan trọng hơn What.
Các công cụ hữu ích có thể giúp cho một bài viết “How to do” bao gồm:
  • Ảnh chụp màn hình
  • Ảnh minh họa
  • Video
  • Tranh vẽ minh họa
    ….
Sau đây là một số các ứng dụng/ phần mềm giúp bạn tạo “nội dung trực quan” cho bài viết “how to”:
  • Tool #1 – Lightshot: Công cụ này giúp bạn tạo các ảnh chụp màn hình một cách dễ dàng hơn, với khả năng chèn text và mũi tên chỉ trước khi tạo ảnh, giúp bạn tối ưu thời gian và hiệu quả chụp ảnh.
media-screen-3Lightshot
  • Tool #2 – Skitch: Công cụ giúp bạn tạo ảnh chụp màn hình giống như lightshot nhưng với một giao diện đẹp mắt và thân thiện hơn:
ill-skitch-v2-2Skitch
  • Tool #3 – Giphy Gif Maker: Công cụ giúp bạn tạo ảnh động. Công cụ này có khả năng cắt đoạn một video trên Youtube (hoặc Vimeo và Vine) để tạo ảnh động.
Các bước làm ảnh động đã được đơn giản hóa đến mức tối đa. Bạn chỉ cần truy cập vào đường dẫn đến công cụ này ở trên, và nhập url của video gốc:
image253
Sau đó chọn thời điểm bắt đầu, độ dài và caption ảnh kèm theo:
image198
Và cuối cùng thành quả thu được:

4 – Bài viết quá dàn trải, không thực sự tập trung

focus
Bên cạnh tình trạng viết nội dung quá ngắn, thì viết nội dung dàn trải cũng là một hiện tượng tiêu cực đến lượng người đọc tương tác.
Nếu bạn cố gắng giải thích tất cả tất những thứ nhỏ lẻ mà bạn nghĩ người đọc có thể cần trong một bài viết, thì bài viết đó sẽ tràn ngập những kiến thức có thể có ích hoặc không có ích với người đọc. Bạn có thể sẽ đáp ứng được nhu cầu của một nhóm người, nhưng sẽ khiến cho những người còn lại thấy khó chịu vì quá lan man.
Thay vì vậy, bạn hoàn toàn có thể đưa những nhóm người với nhu cầu kiến thức nhiều hơn đó sang những bài viết khác giải quyết yêu cầu của họ, để có thể thỏa mãn nhu cầu của cả 2 nhóm đối tượng, và cũng đem lại nhiều lợi ích hơn cho website.
tap-trung-vao-y-chinh
Tóm lại, trước khi bắt đầu một bài viết bất kỳ, cần xác định được một mục đích duy nhất và xuyên suốt của bài viết, và từ đó chỉ tập trung và đi theo mục đích đó. Tất cả các mục đích phụ sinh khác chúng ta sẽ chuyển cho các bài viết tiếp theo.
Ví dụ, bạn đang muốn tìm kiếm một công cụ nào đó có thể giúp bạn kiểm tra backlink. Và tôi đã tạo ra một bài viết siêu siêu dài, tổng hợp tất cả các công cụ hiện nay có thể giúp bạn làm điều này. Tuy nhiên nó có thực sự hiệu quả? Theo cá nhân tôi đánh giá thì hoàn toàn không.
Tôi đưa cho người đọc một bài viết hướng dẫn sử dụng quá nhiều tool, trong khi cái họ cần là tool hiệu quả nhất, tiện lợi nhất thì tôi lại không chỉ ra được. Cái họ cần chỉ là một tool, trong khi tôi lại đưa cho họ quá nhiều, khiến họ gặp phải khó khăn khi chọn lựa. Như vậy, với công sức mà tôi bỏ ra vào bài viết đó, và lợi ích mà người dùng thu đươc, thì bài viết này hoàn toàn chưa hiệu quả.

5 – Thiếu call to action – Kêu gọi hành động

call-to-action
Không khó để giải thích khi tại sao tất cả các chuyên gia marketing nói chung và content marketing hiện nay đều sử dụng call-to-action ở cuối mỗi bài viết. Bởi đây là một trong những công cụ giúp gia tăng tương tác hiệu quả nhất hiện nay.
Người dùng sẽ có xu hướng thoát luôn và không tạo tương tác sau khi đọc xong bài viết, nhất là những bài viết quá dài nếu như bạn không thêm lời kêu gọi hành động trên trang. Đôi khi, chỉ cần một sự khuyến khích nhỏ đến người dùng, cũng có thể đem lại một sự tăng trưởng đột phá trong lượng tương tác.
Vậy, chúng ta nên tạo lời kêu gọi như thế nào?
Bạn có thể tham khảo mẫu call-to-action qua một số các ví dụ sau:
  • Thu hút traffic, click của người đọc: “đọc thêm”, “khám phá thêm”, “tìm hiểu thêm”,”đặt chỗ ngay”, “click here”,…
  • Thu hút like, share: “like và chia sẻ điều này cho bạn bè bạn”, “chia sẻ nó với người mà bạn yêu quý nhất”, “share để cùng chung tay góp sức …”,…
  • Kêu gọi bình luận: “Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn”,”Hãy chia sẻ những cảm nhận của bạn về …”,
…..
Như vậy, bạn đã có ý tưởng để tạo call-to-action, và bây giờ tôi sẽ hướng dẫn bạn vị trí nào tốt nhất mà bạn có thể đặt nó trên trang.
Một nghiên cứu về tỉ lệ chuyển đổi và ctr của các call-to-action trên trang đã chỉ ra rằng, vị trí tốt nhất mà bạn nên đặt công cụ kêu gọi hành động này đó là vị trí cuối trang. Bạn có thể thấy qua nghiên cứu sau:
tac-dung-cua-call-to-action
Cuối trang cũng đồng thời là vị trí thích hợp nhất để bạn nhắc nhở người dùng sau một bài viết dài đầy kiến thức. Nó cũng khiến cho lời kêu gọi hành động của bạn được tự nhiên hơn, và để người dùng tập trung hơn vào bài chia sẻ.

6 – Bạn không gắn bó với người đọc

Theo thuyết 1% về văn hóa trên Internet của Ben McConnell và Jackie Huba, thì sẽ chỉ có 1% user trên forum post bài một cách thường xuyên, và phần đa trong số họ sẽ chỉ đọc lướt qua mà không có bất kỳ tương tác nào.
image0912
Tuy nhiên, con số này sẽ tăng lên đến khoảng 20% hoặc thậm chí nhiều hơn nếu bạn nhận được sự quan tâm từ phía người đọc.
Vậy, bạn sẽ phải làm gì để khiến 99% người đọc còn lại quan tâm và tương tác với bạn?
Hãy thử làm 3 việc làm sau đây:
# 1: Gửi đến người đọc những nội dung có giá trị với họ
Hãy cho đi để được nhận lại. Mọi cống hiến của bạn sẽ được bất tận vinh danh.
# 2: Thường xuyên đặt câu hỏi trong bài
  • Tác động đến họ bằng cách đặt câu hỏi: Đừng khiến cho người đọc chỉ đến với website và đọc không. Bạn có thể khiến cho họ phải dừng đọc và động não dù chỉ một chút bằng cách đặt câu hỏi.
  • Đừng đưa ra những câu hỏi ngu ngốc, không liên quan: Họ có thể thoát ngay và có ấn tượng xấu về bạn ngay khi nhận được những câu hỏi này.
  • Luôn luôn trả lời các câu hỏi mình đã đặt ra: Thậm chí ngay cả khi câu hỏi của bạn đơn giản đến mức bất kỳ ai cũng có thể tìm được lời đáp, bạn vẫn luôn phải trả lời để giữ ý nghĩ của người đọc luôn theo sát với bài.
# 3: Thêm các tiện ích chia sẻ lên mạng xã hội trên trang, cùng bộ đếm số lượng like/share
Hãy tạo điều kiện tốt nhất cho người đọc để họ like và chia sẻ nội dung. Ngoài ra, việc sử dụng một bộ đếm like/share cũng sẽ khiến cho họ cảm thấy được giá trị của bài viết mà mình đang đọc.

Lời kết

Tương tác của người đọc là thước đo tốt nhất cho sự thành công của một bài viết. Nó thể hiện người dùng đã đọc, đã hiểu và nhận được một giá trị nào đó từ bài viết, mặc dù giá trị này có thể tốt hoặc xấu. Đối với người viết, tương tác có thể là một hành động tri ân tốt nhất từ phía người đọc.
Không chỉ tốt với chính bản thân họ, việc người đọc tương tác còn đem lại rất nhiều các lợi ích cho chiến lược marketing online nói chung và kết quả SEO nói riêng. Người dùng tương tác thường xuyên với bài đăng của bạn sẽ trở thành một khách hàng trung thành và sẽ gửi đến bạn nhiều tương tác hơn trong tương lai.
Chính vì vậy, qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể tìm được chìa khóa giải pháp cho hiện tượng kém tương tác của các bài đăng hiện nay. Hãy thử và chia sẻ thành công của bạn cho mọi người sau khi tìm ra chìa khóa thành công của mình.