Checklist SEO On-page thiết yếu cho năm 2016


Tối ưu SEO On-page là một trong những công việc thiết yếu khi làm SEO. Tuy nhiên, lại có quá nhiều các tiêu chí tối ưu trong SEO on-page, và buộc bạn phải làm lần lượt cho từng trang, từn trang một trên site. Công việc lặp đi lặp lại nhàm chán này có thể khiến bạn vô tình bỏ quên tối ưu một tiêu chí quan trọng nào đó.
Để tránh việc liên tục mắc phải thiếu sót khi onpage, bạn có thể lập một checklist cho riêng mình theo một checklist gợi ý dưới đây của VietMoz. Checklist này với 14 các tiêu chí tối ưu onpage quan trọng và cần thiết cho năm 2016 này, được tạo dựa trên dựa trên những thay đổi mới nhất trong thuật toán của Google năm 2015 hi vọng sẽ là hành trang tốt nhất cho bạn trong SEO năm 2016 này.

1. URL ngắn, thân thiện với người dùng và SEO

Url ngắn và thân thiện với người dùng cũng như SEO là điều không có gì phải bàn cãi khi nói về SEO On-page. Đây cũng là một trong các tiêu chí có ảnh hưởng lớn nhất trong tối ưu onpage. Hãy tối ưu sao cho các tất cả các đường dẫn trên trang đều ngắn gọn, chứa từ khóa chính và dễ đọc nhất.
Cho đến nay, từ khóa có trong đường dẫn (đặc biệt là trong tên website) vẫn là một trong những tiêu chí được Google đánh giá quan trọng hàng đầu. Vì vậy, hãy kiểm tra lại đường dẫn của bài viết sau khi onpage để chắc chắn nó có chứa từ khóa chính của bài.

2. Tiêu đề

title
Tiêu đề bài viết cũng là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong on-page.
Nếu có thể, hãy để từ khóa chính và quan trọng nhất của bạn ở phần đầu tiêu đề của trang, giữ cho tiêu đề không quá dài (khoảng 30 và 65 ký tự). Hãy nhớ rằng không nên chèn từ khóa vào tiêu đề một cách quá lố, nhồi nhét từ khóa,… hoặc viết tiêu đề quá ngắn.

3. Nội dung đa phương tiện

Nếu như  nội dung được ví là là vua, thì các nội dung đa phương tiện như: infographics, video, hình ảnh, silde,… sẽ có vai trò như một hoàng hậu. Bởi theo xu hướng hiện nay, để có một nội dung hay, hấp dẫn thì việc sử dụng các nội dung đa phương tiện trong bài, hoặc trình bày bài viết dưới dạng nội dung đa phương tiện là điều thiết yếu.
Người đọc ngày một khó tính hơn, và yêu cầu cao hơn, vì vậy, những nội dung chỉ text đơn thuần sẽ khó để họ tương tác, chia sẻ hoặc tôn vinh.
portfolio-6-infographic-cvs

4. Số lượng liên kết Outbound

Tư duy thông thường của tất cả SEOer chúng ta đều cho rằng việc liên kết đến một trang web nào đó khác sẽ làm hao hụt sức mạnh của trang web. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Việc liên kết với những website uy tín cùng lĩnh vực có thể khiến cho bạn gia tăng độ uy tín của của bạn trong mắt người đọc và công cụ tìm kiếm.

5. H1 Tag – thẻ H1

Đừng bao giờ được quên việc chèn thẻ H1 vào tiêu đề bài viết!
Title-Tag-vs
Tại sao lại là tiêu đề mà không phải các vị trí khác? Bởi tiêu đề bài viết là đoạn nội dung ngắn tóm tắt chủ đề và ý chính của toàn bộ nội dung trong bài. Như vậy, việc đặt thẻ H1 – thẻ heading quan trọng nhất vào tiêu đề bài viết sẽ khiến cho công cụ tim kiếm hiểu được nội dung chính mà bài viết đang nói đến.
Để cho thuận tiện nhất trong việc tối ưu onpage, bạn nên cài mặc định vị trí thẻ H1 trên trang là tiêu đề của bài viết. Như vậy, bạn sẽ tối giản được số lượng checklist trong danh sách này.

6. Tốc độ trang web

Tốc độ tải trang đã là một trong những tiêu chí xếp hạng website của Google từ năm 20110 đến nay (tìm hiểu thêm: tại đây). Chính vì vậy, việc tối ưu lại dung lượng của các tài nguyên trên trang bao gồm các nội dung đa phương tiện, các đoạn code CSS, script,… cũng là một trong các công đoạn tối ưu Onpage cần thiết.
Và kể cả khi tốc độ tải trang không phải là một tiêu chí xếp hạng website, thì việc có một tốc độ tải trang nhanh cũng sẽ đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho bạn cũng như công việc SEO website. Bởi người dùng mạng đang ngày một yêu cầu cao hơn. Họ sẽ không bao giờ bỏ quá nhiều thời gian để chờ đợi một trang web có tốc độ tải quá chậm.
site-speed-checklist-SEO-2016

7. Từ khóa trong đoạn đầu tiên của bài viết

Đây là một trong những tiêu chí còn khá nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, có khá nhiều các chuyên gia SEO hiện nay vẫn đang bảo vệ cho quan điểm này, rằng việc từ khóa xuất hiện trong 100-150 từ đầu tiên có thể gây ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của website. Yoast SEO – một trong số các plugin hỗ trợ SEO uy tín cũng ủng hộ cho quan điểm này.
Theo cá nhân tôi, việc nói về từ khóa chính (chủ đề chính của bài viết) ngay trong đoạn đầu tiên của bài sẽ khiến cho bài viết được tập trung hơn vào nội dung chính trong bài. Và điều này hoàn toàn tốt cho cả người đọc và Goolgebot. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý không nhồi nhét từ khóa trong đoạn đầu này cũng như trong bài viết.

8. Nội dung

content-is-king-checklist-SEO-On-page-2016
Nội dung là một yếu tố đã đang và sẽ vẫn mãi có một tầm quan trọng hàng đầu trong SEO. Vai trò này của content chưa hề thay đổi kể từ ngày đầu tiên SEO xuất hiện. Thứ duy nhất hiện đang vẫn không ngừng thay đổi ở đây chính là khả năng đọc hiểu của công cụ tìm kiếm đối với các nội dung này.
Rất nhiều chuyên gia SEO trên thế giới đều cho rằng, trong tương lai tới đây, Google sẽ ngày một phát triển hơn vể khả năng phân tích và phân biệt chất lượng giữa 2 bài nội dung, mà không cần đến những can thiệp bằng tay của con người (các tác vụ thủ công và thuật toán chống spam Google Panda).
Điều này có nghĩa là một lần nữa, website bạn cần phải có những nội dung độc đáo, riêng biệt và mới lạ. Độ dài của nội dung trên trang cũng cần được viết dài hơn, với độ dài đề nghị khoảng 800-1000 từ.

9. Từ khóa

long-tail-keywords
Google đang không ngừng cải thiện và nâng cao khả năng đánh giá nội dung chất lượng. Các lỗ hổng trên máy sàng lọc spam Panda đang ngày một nhỏ dần lại. Chính vì vậy, các tiêu chuẩn về an toàn về mật độ từ khóa cần được làm chặt hơn. Nếu trước đây, 4-6% là một tỷ lệ vàng cho mạt độ từ khóa, thì năm 2016 này bạn chỉ nên để tỷ lệ này ở mức 2-3%.
SEO 2016 chắc chắn sẽ ngày càng cạnh tranh hơn so với năm nay. Chính vì vậy, các từ khóa dài sẽ là ưu tiên số một cho công việc SEO của bạn, bởi chúng sẽ dễ SEO hơn, đem lại một nguồn visit khá lớn không thua kém gì từ khóa chính.

10. Thẻ Alt

ALTtag_FI
Luôn ghi nhớ việc phải thêm thẻ alt cho các hình ảnh trên trang. Bởi nó không chỉ giúp bạn có thể SEO trang đó được tốt hơn (vì Google luôn quan tâm đến nội dung của hình ảnh cũng như nội dung thẻ alt), mà việc thêm thẻ alt như vậy còn đem lại cho bạn một cơ hội để có thêm visit từ các truy vấn tìm kiếm hình ảnh của người dùng Google.

11. Dữ liệu có cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc là một sáng kiến tuyệt vời của các công cụ tìm kiếm hàng đầu (Google, Bing, Yahoo!, Và Yandex), giúp các công cụ tím kiếm có thể hiểu được các nội dung trên website. Structure data được ví như là một cuốn từ điển chung giữa công cụ tìm kiếm và các quản trị viên website.
Schema-Tagging
Ngoài việc giúp cho các con bot công cụ tìm kiếm có thể hiểu được nội dung đang được mô tả trên site, dữ liệu có cấu trúc còn giúp cho website bạn có một hình thức đẹp mặt trên bảng kết quả tìm kiếm của Google. Bạn có thể sử dụng Schema.org để dánh dấu cho dữ liệu trên trang, ngôn ngữ này có thể hoạt động tốt trên hầu hết các công cụ tìm kiếm hiện nay.
(xem thêm: Dữ liệu có cấu trúc là tiêu chí xếp hạng website của Google?)

12. Thẻ mô tả

Mặc dù thẻ mô tả đã bị giảm giá trị trong thời gian gần đây, và không có ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của một website trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm, tuy nhiên, thẻ mô tả vẫn đóng vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nhấp vào trang của người dùng từ bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm.

13. Liên kết gãy – Broken link

Đã khoảng 8 năm từ khi SEO được biết đến và thịnh hành tại Việt Nam. 8 năm với vô vàn các bài định nghĩa khái niệm broken link là gì và tác hại của nó. Tuy nhiên, chắc các bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng số lượng broken link vẫn đang không ngừng tăng.
Và bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn khi nguyên nhân chủ yếu sinh ra broken link là do sơ sót của người quản trị web. (Xem thêm tại đây) Chính vì vậy, bạn cần thật chú ý mỗi khi có ý định tạo link, hoặc thay đổi một đường dẫn nào đó trên trang.

14. Tạo và quản lý sitemap

Sơ đồ trang web là một yếu tố khá quan trọng trong SEO, giúp cho công cụ tìm kiếm tìm được tất cả các trang có trên site, kể cả khi bạn không có liên kết đến chúng.
Bạn có thể tạo sitemap tự động và tùy chỉnh sitemap bằng công cụ SEO by Yoast – một công cụ tối ưu SEO khá phổ biến hiện nay và submit sitemap đó lên công cụ quản trị website Google Webmaster Tools.  (xem thêm)
Và bằng cách này, sitemap sẽ luôn được tự động cập nhật mỗi khi bạn xuất bản mới hoặc cập nhật lại nội dung trên trang.


Biểu tưởngEmoticon